LẬP MỘT KẾ HOẠCH XÂY NHÀ NGAY TỪ BAN ĐẦU

Để xây dựng một ngôi nhà theo đúng ý muốn của mình và đảm bảo chất lượng các bạn cần phải nắm rõ quy trình mà công ty nội thất Huỳnh Gia mộc sẽ giới thiệu với các bạn sau đây:

GIAI ĐOẠN 1:

1.     Lên  Kế hoạch về kinh phí, Tài chính:

Lập kế hoạch tài chính là bước đầu tiên bạn nên làm để bảo đảm về một căn nhà có thể thỏa mãn yêu cầu mà không làm bạn quá tải chi phí hay cạn kiệt sau khi xây xong.

Có hai loại chi phí cơ bản, bạn nên tìm hiểu giá cả thị trường cho hạng mục vật tư của mỗi loại để ước định kinh phí dự trù. Bảng tính toán càng chi tiết, chí phí phát sinh sẽ càng thấp.

Lập kế hoạch là một yếu tố quan trọng trong xậy dựng một căn nhà

1.1 Ước tính chi phí xây dựng cơ bản

Chính là phần xây dựng kiên cố của căn nhà gồm: móng, sàn, khung, tường, mái, và kể cả gạch lát, trần thạch cao, cầu thang,  và sơn nước trong ngoài…

Có thể tính theo hai cách : Bao trọn gói phần thô – hoặc khoán nhân công (vật tư do bạn tự mua).

1.2 Ước tính chi phí trang trí nội ngoại thất, vật liệu hoàn thiện

Gồm chi phí để mua các các thiết bị sử dụng sinh hoạt và trang trí trong phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm và sân.

Bạn Có thể gộp chung hoặc tách riêng phần chi phí xây dựng này vào khoán của nhà thầu

1.3 Giải pháp đặt ra: Ngoài các khoản chi phí do cá nhân tích lũy, vay mượn xung quanh, một số Ngân hàng đã có hình thức vay mượn tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà mà bạn xây.

2. Các bước chuẩn bị:

2.1 Tìm hiểu pháp lý và các thủ tục cần thiết

Các yếu tố pháp lý liên quan đến hiện trạng nhà. Nhiều vấn đề phát sinh khi giấy tờ khu đất bạn xây nhà không rõ ràng về quyền sở hữu, hoặc nằm trong khu vực quy hoạch của chính quyền sẽ tác động đến căn nhà lâu dài. Bạn nên tìm hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây nhà.

2.2 Tiềm nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Tìm hiểu những nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.

3. Làm việc với Kiến trúc sư tư vấn

Cung cấp tấc cả mọi yêu cầu và mong muốn chi tiết nhất của bạn về ngôi nhà. Những quan điểm và thắc mắc đối với mọi vấn đề: xu hướng thẩm mỹ, phong thủy, phương hướng xếp đặt, cũng như về kinh phí trọn gói đầu tư.

Hãy Lắng nghe lời khuyên và những giải pháp kiến trúc sư nếu những vấn đề đó không phù hợp mỹ thuật, độ an toàn, công năng…

Hạn chế can thiệp vào phần chuyên môn của KTS, họ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp khoa học và tiết kiệm nhất.

Gợi ý: Nên tham vấn, tìm hiểu kinh nghiệm những người xung quanh về kinh nghiệm làm nhà trước đó, xác định rõ yêu cầu cụ thể của mọi thành viên trong gia đình để bàn bạc với kiến trúc sư nhằm tối ưu hóa Công năng, tận dụng triệt để mọi không gian, đáp ứng sở thích của từng thành viên trong gia đình.

Phù hợp với không gian, kiến trúc xung quanh.

Bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học và an toàn khi sử dụng.

3.1 Hồ sơ thiết kế

Bộ hồ sơ đầy đủ của một bản thiết kế bao có các phần căn bản sau:

Phối cảnh minh họa: gồm phối cảnh công trình, sân vườn; phối cảnh căn nhà theo chính diện, góc; phối cảnh mặt cắt mô tả nội thất bên trong.

Phối cảnh minh họa giúp bạn hình dung được chính xác ngôi nhà sau khi hoàn thành, dễ dàng trong việc bài trí đồ đạc, trang trí căn nhà.

Bản vẽ kỹ thuật:

Hồ sơ xin phép xây dựng: sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng và một số bản vẽ phối cảnh.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công:

- Toàn bộ bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, mặt bằng trần, mặt bằng lát sàn.

- Toàn bộ bản vẽ mặt cắt căn nhà (tối thiểu 2 bản), bản vẽ mặt đứng.

- Bản vẽ triển khai kết cấu bên trong: cấu tạo thang, cửa, chi tiết trang trí, khu bếp, vệ sinh, ban công, tầng hầm, sân vườn, hàng rào, lớp các hạng mục phụ trơ.

- Bản vẽ kỹ thuật điện; cấp thoát nước; các đường đây tín hiệu điện thoại, net, truyền hình…; máy điều hòa, thông gió…; chống sét, chống cháy nổ…, an ninh.

- Bản dự toán chi tiết từng hạng mục giúp quản lý cụ thể các khoản kinh phí xây dựng.

Gợi ý:

Hồ sơ được đóng gói gọn gàng theo thứ tự, đính kèm bảng thuyết minh và bản vẽ.

Hồ sơ phải được chủ công trình hoặc cơ quan chức năng thẩm định 4 bộ chính(đóng dấu thẩm định)

Chủ công trình giữ lại 5%-10% chi phí thiết kế để đảm bảo trách nhiệm của giám sát tác giả(đơn vị thiết kế) đối với công trình cho đến khi bàn giao công trình.

3.2 Lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Thủ tục xin giấy phép xây dựng được hướng dẫn chi tiết tại cơ quan hành chính địa phương ( Phòng Quản Lý Đô Thị, UBND. )

Gợi ý:

Một số trường hợp được miễn xin phép:

Xây dựng trên đất thổ cư dưới 3 tầng, nhỏ hơn 200 m2

Trong khuôn viên các dự án phát triển đã có giấy sử dụng đất hợp pháp.

Các trường hợp sửa chữa nhỏ không gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu những công trình lân cận

Tìm hiểu quy định về cấp phép trước khi lập hồ sơ

Vấn đề quy hoạch của khu vực

Quy định của địa phương trong việc xây dựng: giới hạn độ cao, số tầng, diện tích sân vườn, hệ thống các đường ống điện, nước, gas, khu vực sinh hoạt chung với các hộ láng giềng

4. Chọn thầu xây dựng

Đến những công ty tư vấn xây dựng để tìm gặp những nhà thầu có uy tín, đến xem những công trình thực tế của họ để quan sát. Đồng thời yêu cầu nhà thầu đưa ra những phương án để thi công công trình được hiệu quả. Qua đó có thể lựa chọn nhà thầu mà bạn tin tưởng và ưng ý.

5.Chọn Giám sát thi công

Người giám sát là người thay mặt chủ nhà quản lý khối lượng và chất lượng công trình. Bạn nên lựa chọn những người có kinh nghiệm chuyên môn, tư cách đạo đức nghề nghiệp để đặt lòng tin.

5.1 Nhiệm vụ chính của công tác giám sát

Nhiệm vụ chính của người giám sát:

Kiểm tra , đôn đốc tiến độ và chất lượng thi công của nhà thầu.

Giám sát vật tư. Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng quy định hợp đồng, tránh lãng phí.

Nghiệm thu từng hạng mục công trình khi được hoàn thành.

Quản lý, bảo đảm an toàn lao động.

5.2 Giám sát

Tự giám sát: nếu là  bạn hoặc người thân có chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết thật sự về xây dựng

Thuê giám sát ở các công ty tư vấn xây dựng, họ có kiến thức chuyên môn và có giấy phép hành nghề theo quy định của luật pháp.

5.3 Vì sao ta cần bên giám sát

Người giám sát chính là người bảo vệ quyền lợi cho chủ nhà. Với khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn, họ sẽ bảo đảm cho người chủ nhà có được căn nhà tốt với mức chi phí hợp lý nhất.

5.4 Chi phí thuê giám sát

Giá thuê giám sát trong khoảng trên 1.5triệu đồng/ tháng đối với công trình xây dựng cỡ nhỏ và 2-3% giá trị công trình đối với những công trình có chi phí cao >500 triệu.

6. Một số mẹo trước khi xây nhà

Nắm vững nhu cầu trong hiện tại và tương lai của gia đình để sắp đặp và bố cục căn nhà.

Hiểu rõ kế hạc xây dựng, bản vẽ nhà, chi phí ước tính trước khi xây nhà.

Đặt nhiều cửa sổ, cửa thông gió để bảo đảm độ sáng tự nhiên và thoáng khí trong căn nhà.

Sử dụng và tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.

Lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, duy trì một lượng vật liệu nhất định tại nơi xây dựng.

Bảo quản nguyên vật liệu đúng đắn.

Đối với những vật dụng cố định trong nhà, nên ưu tiên về độ bền, thời hạn sử dụng khi lựa chọn.

Chọn những thiết bị điện an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.

Định vị trí sẽ đặt máy điều hoà, máy lạnh ngay trong lúc thiết kế.

HGM Interior design Furniture